8 phút đọc 30 thg 5 2019
highways-network of roads

Tại sao các chuẩn mực báo cáo công ty lại bắt đầu quy về một mối

Tác giả EY Reporting

Insights from external journalists, academics, practitioners and EY professionals

Reporting, EY Global Assurance’s insights hub, provides high-quality content tailored for board members, finance directors and audit committee chairs.

8 phút đọc 30 thg 5 2019
Chủ đề liên quan Đảm bảo

Hiển thị văn bản

  • Why corporate reporting standards are starting to converge (pdf)

Ông Ian Mackintosh giải thích cách thức Đối thoại Báo cáo Công ty đang cố gắng thúc đẩy sự hài hòa hơn  trong công tác báo cáo do áp lực bao gồm thông tin phi tài chính ngày càng tăng. 

Năm năm trước đây, trong bối cảnh ngày càng nhiều yêu cầu tính nhất quán lớn hơn nữa giữa các khung và chuẩn mực báo cáo công ty, Hội đồng Báo cáo Tổng hợp Quốc tế đã có bước đi táo bạo trong việc kết hợp một số tổ chức thiết lập chuẩn mực và khung báo cáo hàng đầu. Ra mắt vào tháng 6 năm 2014, tổ chức Đối thoại Báo cáo Công ty (CRD) được dự tính là một cơ chế toàn cầu để khuyến khích sự hài hòa tốt hơn giữa các tổ chức thiết lập chuẩn mực và các tổ chức phát triển khung báo cáo có tầm ảnh hưởng quốc tế đáng kể lên công tác báo cáo công ty. * 

Những thành quả ban đầu của cuộc đối thoại này là một tuyên bố về các nguyên tắc chung về tính trọng yếu, sơ đồ các kênh và đầu mối báo cáo và quan điểm chung để hỗ trợ cho các khuyến nghị của Tiểu ban Đặc biệt thuộc Ủy ban Ổn định Tài chính về Công bố Thông tin Tài chính liên quan đến Khí hậu (TCFD). 

Chủ tịch của CRD, ông Ian Mackintosh hiện đang làm việc tại Úc chia sẻ mình rất muốn làm nhiều hơn nữa để giải quyết “nồi lẩu thập cẩm chữ cái” bao gồm các từ viết tắt và các chuẩn mực báo cáo khiến các công ty gặp khó khăn trong việc làm thế nào để công bố thông tin một cách mạch lạc và hiệu quả, đáp ứng được  nhu cầu thông tin của thị trường vốn và xã hội trong khi các thông tin phi tài chính ngày càng trở nên quan trọng đối với báo cáo của các công ty. 

“Các nhà đầu tư và người sử dụng báo cáo đang trở nên khó chịu, vì họ không biết những chuẩn mực nào cần tuân theo,” ông Mackintosh nói.” Áp lực phải thay đổi đang đến từ chính thị trường.” 

Nhiệm vụ của ông là cải thiện sự gắn kết và thúc đẩy sự hòa hợp tốt hơn giữa các phần nội dung trong báo cáo công ty. Điều này rõ ràng thừa nhận rằng các bộ phận khác nhau trong hệ thống báo cáo công ty đã  không hoạt động trơn tru với nhau, và kết quả  là báo cáo công ty có nguy cơ theo đuổi các mục tiêu khác nhau, theo các định nghĩa rời rạc và có các mục đích không rõ ràng. 

* Các đối tác tham gia CRD gồm có CDP (trước đây gọi là Dự án Công bố Các-bon), Ủy ban Chuẩn mực Công bố Khí hậu, Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu, IASB, IIRC, Tổ chức Chuẩn mực hóa Quốc tế và Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Bền vững. Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính có tư cách quan sát viên. 

  • Về ông Ian Mackintosh

    Ông Ian Mackintosh là Chủ tịch tổ chức Đối thoại Báo cáo Công ty, đã đảm nhiệm chức vụ này từ tháng 12 năm 2016 sau khi làm Phó Chủ tịch IASB trong 5 năm. Ông có hơn 30 năm kinh nghiệm về thiết lập chuẩn mực kế toán quốc gia và quốc tế, từng trải qua nhiều vị trí cao cấp bao gồm Kế toán trưởng của Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (2000–2002) và Chủ tịch Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Vương quốc Anh (tiền thân của Hội đồng Báo cáo Tài chính, 2004–2011). Ông cũng có kinh nghiệm đáng kể về khu vực công, từng làm chủ tịch Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Khu vực Công của Úc và Ủy ban Khu vực Công của IFAC. 

Dự án hai năm 

Hiếm cá nhân nào có có vị thế tốt hơn để thúc đẩy sứ mệnh này. Là cựu Phó Chủ tịch của Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) và là cựu Kế toán trưởng của Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc, ông Mackintosh có vốn liếng hơn 30 năm kinh nghiệm về thiết lập chuẩn mực kế toán quốc gia và quốc tế. 

Hiện nay ông đang lãnh đạo dự án hai năm tập trung vào việc thúc đẩy sự hài hòa tốt hơn trong công tác báo cáo công ty. Các đối tác tham gia CRD đã cam kết thúc đẩy sự hài hòa tốt hơn giữa các khung báo cáo bền vững, cũng như những chuẩn mực thúc đẩy sự tích hợp hơn nữa giữa báo cáo tài chính và báo cáo phi tài chính. 

Dự án này có hai phần: “Phần một xem xét các đề xuất công bố TCFD và cố gắng tìm ra cách chúng hài hòa với các khung báo cáo và các chỉ tiêu hiện có, sau đó chúng tôi sẽ chính thức báo cáo về vấn đề này vào tháng 9 năm nay,” ông Mackintosh giải thích.” Phần hai là về các tổ chức thiết lập chuẩn mực và các tổ chức cung cấp khung báo cáo sẽ thảo luận về những gì họ đang làm, tìm hiểu xem những chuẩn mực nào tương tự và chuẩn mực nào khác biệt,tiếp đến là tìm cách làm thế nào chúng ta có thể điều chỉnh cho hài hòa và hợp lý hóa các chuẩn mực này tốt hơn.” Phần sau của dự án sẽ báo cáo vào tháng 9 năm 2020.  

Ông Mackintosh nói rằng không khó để chủ trì nhóm chuyên gia. “Họ rất tích cực, họ đang cố gắng làm việc cùng nhau. Nhưng họ có những ưu tiên và quan điểm riêng, dù vậy chúng tôi gặp nhau để nói về những vấn đề chung. Tất cả những điều này được thực hiện trên cơ sở đồng thuận, và bản thân việc đó đã là một thành tựu.” 

Corporate reporting dialogue inforgraph

Quá trình này không nhất thiết nhằm đạt được một câu trả lời cuối cùng về sự hòa hợp; mà đó là việc chuẩn bị các bước để đi đến câu trả lời cuối cùng. Nhưng một chủ đề chung kéo lại là việc các tổ chức thiết lập chuẩn mực và tổ chức cung cấp khung báo cáo khác nhau theo cùng một hướng không? “Làm hài lòng tất cả mọi người không phải là một việc dễ dàng, sẽ phải có một chút thỏa hiệp nếu chúng ta muốn đi đến thành công,” ông Mackintosh thừa nhận. 

Ngay cả khi CRD đạt được thỏa thuận về con đường tiến lên phía trước khi dự án hai năm kết thúc, thực tế vẫn có thể mất một số thời gian để thực hiện thay đổi quy định này. Ông Mackintosh chỉ ra rằng, trên toàn cầu có rất ít quy định liên quan đến sự hòa hợp giữa thông tin tài chính và phi tài chính. Có một số ngoại lệ đáng chú ý như yêu cầu đối với các công ty thành lập ở Vương quốc Anh phải công bố báo cáo chiến lược nằm trong báo cáo thường niên của công ty; các báo cáo chiến lược này bao gồm sự đánh giá công bằng về hoạt động kinh doanh của công ty và mô tả các rủi ro chính và các nguy cơ mà công ty đang đối mặt, tiếp đó là hướng dẫn quản trị doanh nghiệp của Sở Giao dịch Chứng khoán Úc, sở này yêu cầu các công ty đại chúng công bố rủi ro phi tài chính. “Ngay cả IASB cũng không có bất kỳ quyền hạn pháp lý nào [về vấn đề này],” ông nói thêm. 

Điều này đặt ra thêm câu hỏi: Thông tin phi tài chính nên được quy định như thế nào, và được quy định  bởi ai? Các cơ quan quản lý sẽ thực thi một khuôn khổ so sánh áp dụng cho tất cả mọi người? Điều này được cho là hữu ích, IASB có một bộ các chuẩn mực báo cáo xem xét nội dung nào khác sẽ được báo cáo ngoài thông tin tài chính. Mặc dù khó có thể đưa ra câu trả lời ngay nhưng ông Mackintosh nói rằng cuộc tranh luận này đáng để có, vì nó khiến mọi người suy nghĩ về lý do tại sao thông tin phi tài chính lại quan trọng. 

Rất có thể sẽ có một chút kháng cự. Mỗi khi có thay đổi, thông điệp mà bạn nhận được là: ‘bạn không thể làm được điều đó, nó quá nhiều’
Ian Mackintosh
Đối thoại Báo cáo Công ty 

Tìm ra sự phù hợp 

Ban đầu CRD tập trung vào việc sắp xếp lại trật tự báo cáo thông tin phi tài chính và tìm cách làm thế nào để thông tin phi tài chính phù hợp với thông tin tài chính. “Đến giai đoạn đó, bạn có thể bắt đầu nắm được các thông tin này trong báo cáo thường niên ở tài liệu liên quan, ở đó  bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính,” ông nói. “Thông tin này bổ sung cho thông tin kia”. 

Một vấn đề quan trọng khác đối với CRD là tính trọng yếu. “Các công ty chỉ nên báo cáo về những điều có liên quan đến họ, không chỉ là việc có một danh sách kiểm tra những điều cần báo cáo,” ông Mackintosh nói. “Nội dung báo cáo phải liên quan đến chính công ty và điều đó sẽ được đưa đến người mà bạn đang báo cáo. Ví dụ, IASB báo cáo cho các nhà cung cấp vốn, trong khi Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu sẽ nói rằng họ báo cáo cho xã hội, do đó phạm vi người sử dụng lớn hơn.” 

Thêm một thách thức nữa là các doanh nghiệp lớn có thể từ chối bởi bản thân họ vốn đã phàn nàn về “công việc báo cáo mệt nhọc,” theo ông Mackintosh. ”Nói chung, rất có thể sẽ có một số kháng cự,” ông nói. “Mỗi khi có những thay đổi, bạn luôn nhận được thông điệp rằng ‘bạn không thể làm điều này, ‘nó quá nhiều’. Và đôi khi sự từ chối đó có thể đúng, thỉnh thoảng có những chuẩn mực yêu cầu những nội dung không liên quan lắm.” 

Tạo sự đồng thuận 

Tháng 2 năm 2019, các bên tham gia CRD đã phát hành báo cáo thể hiện quan điểm về các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). Đây là một kế hoạch chi tiết gồm 17 mục tiêu được Liên Hợp Quốc đặt ra nhằm hướng tới tương lai tốt đẹp và bền vững cho mọi mặt trong đó có báo cáo công ty. Bài viết xác định cách mà báo cáo công ty có thể minh họa mục tiêu SDG nào có liên quan đến mô hình kinh doanh của công ty, từ đó tạo điều kiện cho cả công ty và nhà đầu tư tập trung vào những mục tiêu SDG có khả năng tác động đến kết quả tài chính. 

“Đây là cơ sở tốt để bắt đầu cuộc tranh luận,” ông Mackintosh nói. “Đây là điểm khởi đầu cho những nội dung có thể được báo cáo, những gì có liên quan và những lợi ích chi phí có liên quan đến các mục tiêu SDG.” 

Tuy nhiên, nhiều người vẫn chỉ trích rằng mọi thứ đang tiến triển chưa thật sự nhanh. Ông Mackintosh kể: “Có người đến với chúng tôi nói rằng, ‘Liệu các ông có thể làm gì đó nhanh hơn và với tầm ảnh hưởng rộng hơn không?’” 

Vì vậy, nên chăng có một tổ chức thiết lập chuẩn mực toàn cầu duy nhất về báo cáo công ty, công việc của họ là xem xét cả các chỉ số báo cáo tài chính và phi tài chính? Mackintosh thừa nhận ông ủng hộ quan điểm này. 

“Bạn nên có một giấc mơ, như nhạc sĩ nào đó đã nói. Nếu bạn không có giấc mơ, thì làm sao có thể biến giấc mơ trở thành hiện thực? Trong một thế giới lý tưởng, vào một thời điểm lý tưởng, đó là cách mà cá nhân tôi muốn thấy mọi thứ phát triển trọn vẹn.” 

Tuy nhiên, ông nói rằng CRD đã cố tình không thúc đẩy một giải pháp “ôm đồm” như vậy vì lo ngại rằng nó sẽ ngăn cản mọi người tham gia vào cuộc đối thoại. “Tôi không cố ép buộc mọi người vào những thứ mà họ không nghĩ là đúng, cả trong trường hợp đối với họ và với thị trường” ông Mackintosh nói. 

Hơn nữa, bất kỳ sự hợp lý hóa chuẩn mực nào đều có thể khó thực hiện. Nhiều thực thể có thể do dự về việc tham gia vào một tổ chức lớn hơn một cách tự nguyện. 

“Thay đổi có thể đến từ dưới lên trên,” ông Mackintosh dự đoán. ”Các tổ chức có thể quyết định hợp nhất nếu họ có cái nhìn đúng đắn về nhau và các mục tiêu của họ. Đã có một vài vụ hợp nhất làm thu hẹp thị trường, và điều đó làm cho việc thực hiện các bước bổ sung để hội tụ dễ dàng hơn.” 

Sự thật vẫn là nhiều nhà quan sát, cả bên trong lẫn bên ngoài, đều không hài lòng với tình hình hiện tại và đang hỏi tại sao không thể làm được điều gì đó. Ông Mackintosh tin rằng áp lực từ thị trường - từ cả các nhà tài trợ và nhà đầu tư - cuối cùng sẽ tạo nên sự đồng thuận, ngay cả khi không đạt được sự hội nhập hoàn toàn. 

“Nhưng mọi việc sẽ không đơn giản,” ông kết luận. “Các tổ chức này có cơ sở hợp lý cho những gì họ đã làm và sẽ không bỏ đi trừ khi họ yên tâm rằng những gì đến tiếp theo sẽ tốt hơn thực tại.” 

Quan điểm của các bên thứ ba được nêu trong bài viết này không nhất thiết là quan điểm của tổ chức EY Toàn cầu hoặc các công ty thành viên. Hơn nữa, chúng nên được nhìn nhận trong bối cảnh thời điểm chúng được thực hiện.

The views of third parties set out in this article are not necessarily the views of the global EY organization or its member firms. Moreover, they should be seen in the context of the time they were made.

Tóm lược

Ian Mackintosh, Chủ tịch Đối thoại Báo cáo Doanh nghiệp, giải thích lý do tại sao tổ chức đó đã thực hiện một dự án khám phá các cách để thúc đẩy sự hoad hợp tốt hơn các khung báo cáo phát bền vững, đặc biệt là các khung thực hiện tích hợp cả thông tin tài chính và phi tài chính. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến những thay đổi về quy định, và thậm chí làm tăng triển vọng xuất hiện một cơ quan quản lý toàn cầu duy nhất cho công tác báo cáo công ty, nhưng ông Mackintosh thừa nhận rằng điều này vẫn còn một chặng đường dài. Hiện tại, trọng tâm là tìm kiếm điểm chung giữa các cơ quan tham gia vào các cuộc thảo luận. 

 

 

Về bài viết này

Tác giả EY Reporting

Insights from external journalists, academics, practitioners and EY professionals

Reporting, EY Global Assurance’s insights hub, provides high-quality content tailored for board members, finance directors and audit committee chairs.

Chủ đề liên quan Đảm bảo
  • Facebook
  • LinkedIn
  • X (formerly Twitter)