4 phút đọc 17 thg 6 2019
Overhead view design professionals working laptops

Tại sao sự thành công trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành kiểm toán lại bắt đầu bằng việc đặt những câu hỏi xác đáng?

4 phút đọc 17 thg 6 2019
Chủ đề liên quan Đảm bảo Kiểm toán

Hiển thị văn bản

Ngay cả trong thời đại kỹ thuật số, niềm tin được xây dựng thông qua các hành vi của con người và trách nhiệm của người kiểm toán viên với việc đặt những câu hỏi xác đáng.

Ngay cả trong thời đại kỹ thuật số, niềm tin được xây dựng thông qua các hành vi của con người và trách nhiệm của người kiểm toán viên với việc đặt những câu hỏi xác đáng.

Nhiều người tiếp tục coi AI là công nghệ của tương lai, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành công nghệ của hiện tại - nhất là trong thế giới làm việc. Do đó, nhịp độ tiến triển tốc độ của các công nghệ và công tác số hóa các quy trình nghiệp vụ đang thúc đẩy các nhóm kiểm toán và tài chính phải thích nghi nhanh chóng và liên tục.

Theo Tạp chí Phong Vũ Biểu Tăng trưởng của EY, trong số những người được hỏi là giám đốc điều hành các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ, 73% đã áp dụng AI hoặc có kế hoạch áp dụng nó trong hai năm tới. Đây là sự khác biệt lớn so với kết quả cuộc khảo sát tương tự được thực hiện hai năm trước đó, trong đó 74% cho biết họ hoàn toàn không có kế hoạch chiến lược nào liên quan đến AI.

Để hiểu rõ hơn về lộ trình áp dụng AI phía trước, một số câu hỏi phức tạp vẫn cần được đặt ra về những rủi ro và năng lực của những công nghệ mang tính cách mạng này: Liệu một chiếc máy tính từng có thể “suy nghĩ” như con người không? Làm thế nào để chúng ta cân bằng được rủi ro và cơ hội mà những công nghệ đột phá này đem lại?

Và bản thân công việc cũng được định nghĩa lại như thế nào nếu máy móc có thể làm được hầu hết mọi thứ?

Đây là những câu hỏi mà các nhà phân tích trong tất cả các ngành đang đặt ra - chúng không chỉ dành cho các nhà triết học, nhà xã hội học và kinh tế học trả lời, mà còn đặt ra để cho tất cả chúng ta giải quyết.

Đối với một nghề như kế toán, các năng lực như AI có tiềm năng thú vị. Sự tăng trưởng của dữ liệu lớn và năng lực lưu trữ, cùng với khả năng xử lý dữ liệu lớn một cách nhanh chóng và chính xác, điều này có nghĩa là AI đang giải phóng bớt công việc của các kiểm toán viên, để họ tập trung vào các nhiệm vụ có giá trị gia tăng cao hơn. Ví dụ:

· Phân tích đa chiều cao cấp - Bằng cách sử dụng các công cụ phân tích đa chiều tiên tiến do AI điều khiển để phân tích nhiều mảng dữ liệu lớn trong một thời gian ngắn, các kiểm toán viên có thể hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, được trang bị tốt hơn để nhận diện rủi ro, đặt câu hỏi thông minh hơn về những phát hiện kiểm toán và với thái độ hoài nghi mang tính chất nghề nghiệp, họ có thể kiểm chứng kết quả một cách thích hợp và xác đáng.

· Tự động hóa thông minh - Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) hoạt động như một lực lượng lao động ảo được kiểm soát bởi các nhóm phụ trách vận hành và có thể nhanh chóng tự động hóa các công việc tiêu tốn nhiều thời gian nhất, có tính lặp đi lặp lại, được chuẩn hóa và dựa trên quy tắc. Khi RPA tiếp tục hoàn thiện, công nghệ này phát huy khả năng AI cho phép quản lý và hoàn thành các công việc phức tạp hơn, thực năng hóa sự phát triển một lực lượng lao động số.

Chúng ta thử hình dung ra một tương lai trong đó thông tin đến với người dùng theo thời gian thực, cùng với các công cụ phù hợp có sẵn để xử lý và phân tích khối lượng thông tin đó một cách liên tục. Điều đó có nghĩa là các kiểm toán viên có thể tiếp cận bức tranh toàn cảnh về hoạt động của tổ chức, với khả năng truy cập vào hồ sơ dữ liệu hoàn chỉnh và các phương tiện, để khai thác và tiếp cận được những thấu hiểu sâu sắc hơn về một vấn đề.

Để thảo luận thêm về chủ đề này, tôi tự hào khi mới đây được tham gia một ban tọa đàm đầy ấn tượng gồm các nhà hoạch định chính sách, học giả và kiểm toán viên trong một hội nghị do công ty Ernst & Young et Associés và Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) tổ chức. Họ không phải là những kỹ sư công nghệ, mà là các chuyên gia từ nhiều ngành nghề, tò mò và hào hứng về tương lai, và họ đặt ra những câu hỏi mấu chốt mà chúng ta, những người trong ngành kế toán, phải quan tâm ngay.

Cuộc thảo luận ít tập trung vào các công nghệ đằng sau AI, nhưng dành thời gian nhiều hơn cho việc giải quyết nhu cầu sống còn về niềm tin. Cùng lúc, theo kết quả của Khảo sát Chương trình Giám đốc CNTT (CIO) năm 2018 do Gartner thực hiện, cho đến năm 2020, 85% các dự án AI sẽ cho ra kết quả không chính xác do sự thiên vị về dữ liệu, thuật toán hoặc do nguyên nhân ở nhóm phát triển.

AI chỉ có thể phát triển thành công và bền vững khi được thực hiện với suy nghĩ rằng con người là một phần cơ bản trong phương trình thuật toán. Đó là bởi không chỉ ở các kỹ năng mềm chỉ có ở con người ví dụ như khả năng sáng tạo và nghệ thuật lãnh đạo, mà còn bởi sự hoài nghi và năng lực nhận định của con người, điều mà cần thiết để giải quyết các loại rủi ro kiểu mới, xuất hiện khi áp dụng các công nghệ mới nổi.

Vì vậy, khi chúng ta khai thác những công nghệ đột phá này, như một nghề nghiệp, chúng ta cần phải làm những gì chúng ta làm tốt nhất: Đó là liên tục đặt câu hỏi, phân tích và đánh giá dữ liệu dưới mọi góc độ. Tự động hóa có thể giúp chúng ta giảm bớt nhiều công việc lặp đi lặp lại, nhưng niềm tin trong thời đại kỹ thuật số vẫn được xây dựng thông qua các quyết định của con người và trách nhiệm của chúng ta với việc tiếp tục đặt ra các câu hỏi cơ bản và có tính nền tảng thì vẫn không đổi:

  • Làm thế nào để chúng ta cân bằng được rủi ro và cơ hội liên quan đến các công nghệ đột phá? Khai thác các công nghệ đột phá mang lại cơ hội lớn, nhưng làm thế nào để các doanh nghiệp cũng quản lý được rủi ro mới đi kèm với chúng?
  • Chúng ta nên áp dụng chiến lược đổi mới và sáng tạo nào khi nào thì thực hiện? Làm thế nào để chúng ta khai thác các công nghệ này một cách hiệu quả về chi phí – nhất là trong một tổ chức với khả năng đầu tư hạn chế? Làm thế nào để doanh nghiệp thúc đẩy việc quản lý sự thay đổi được yêu cầu?
  • Làm thế nào để chúng ta điều chỉnh mô hình tuyển chọn nhân tài cho phù hợp với một môi trường mới? Cần tuyển dụng những kỹ năng mới nào? Làm thế nào để chúng ta thực hiện đào tạo số nhân viên chuyên nghiệp đang có và mới tuyển một cách thích hợp?
  • Làm thế nào để chúng ta quản lý được các bên liên quan nội bộ và bên ngoài? Làm thế nào để chúng ta có thể khai thác công nghệ trong phạm vi các quy định hiện hành? Các chính sách và chuẩn mực có thể điều chỉnh theo những cơ hội mới này như thế nào?

Khi kết hợp các lực lượng khác nhau có tác động đến chức năng kiểm toán, cũng như các cơ hội do các công nghệ đột phá mang lại, tôi hình dung ra một tương lai của nghề kiểm toán, trong đó chất lượng được nâng cao trong khi các nhóm kiểm toán và quy trình nghiệp vụ năng suất và hiệu quả hơn thông qua việc áp dụng AI rộng rãi hơn. Và với ống kính của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý, sẽ đưa ra câu trả lời giải quyết tốt hơn cho cả câu hỏi phức tạp và cơ bản, để tạo ra trải nghiệm cho khách hàng phong phú hơn.

Tóm lược

Khi chúng ta khai thác các công nghệ đột phá, chúng ta cần tiếp tục làm những gì chúng ta làm tốt nhất: đó là đặt câu hỏi, phân tích và đánh giá dữ liệu dưới mọi góc độ. Niềm tin trong thời đại kỹ thuật số vẫn được xây dựng thông qua các quyết định của con người và trách nhiệm của chúng ta với việc tiếp tục đặt ra các câu hỏi cơ bản và nền tảng thì vẫn không thay đổi.

Về bài viết này

Chủ đề liên quan Đảm bảo Kiểm toán
  • Facebook
  • LinkedIn
  • X (formerly Twitter)