8 phút đọc 19 thg 11 2019
Politicians talking in government building

AI có thể giúp các chính phủ quản lý tiền tốt hơn như thế nào

Tác giả George Atalla

EY Global Government & Public Sector Leader

Working with governments to address complex issues and build a better working world.

8 phút đọc 19 thg 11 2019
Chủ đề liên quan Chính phủ và khu vực công

AI đang giúp các chính phủ cải thiện hiệu quả hoạt động, phát hiện những hoạt động tài chính bất thường và mang lại giá trị tốt hơn về tài chính thông qua việc ra quyết định của con người được hỗ trợ. 

Trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ liên quan có khả năng giải quyết được nhiều vấn đề mà các cơ quan thuế và tài chính gặp phải, nhờ vậy mà công tác quản lý tài chính công (PFM) và quản lý thuế có thể trở nên hiệu quả hơn, đảm bảo được tính liên tục với chi phí tiết kiệm mà đem lại hiệu quả hoạt động cao bằng việc tối ưu hoá các quy trình. 

Bằng cách cải thiện quá trình kiểm soát và phát hiện ra những điều bất thường trong khối lượng lớn dữ liệu, trí tuệ nhân tạo giúp giảm những sai sót trong kế toán, đồng thời xác định rủi ro, ngăn ngừa gian lận thuế và tội phạm tài chính. Bên cạnh đó, bằng cách tự động hoá các quy trình thường lệ, AI và các công nghệ liên quan giúp các cơ quan tập trung chất xám của con người khi cần - dùng góc nhìn chuyên sâu từ dữ liệu để đưa ra quyết định tốt hơn. 

Các công nghệ như nghiên cứu máy tính, quá trình tự động hoá robot và quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên là kết quả của việc thúc đẩy một lượng dữ liệu lớn. Để mang lại kết quả có giá trị cao thì những dữ liệu theo sau (bao gồm các thống kê kinh tế vĩ mô, các báo cáo kiểm toán, dữ liệu nguồn do người nộp thuế cung cấp, dữ liệu được thu thập từ ngân hàng và các trung gian khác) cần phải tin cậy, nhất quán, minh bạch và kịp thời. 

Chúng tôi nhận thấy các chính phủ đang thử nghiệm nhiều giải pháp dựa trên nền tảng blockchain bên cạnh các công nghệ do AI hỗ trợ. Các giải pháp này cung cấp cho các nhà quản lý một bức tranh rõ ràng, ví dụ, nơi tiền đang được sử dụng, hàng hóa đang được di chuyển và các giao dịch đang được chốt. 

Sáu cách chính phủ có thể sử dụng AI trong quản lý tài chính công 

1. Làm cho các cơ quan thuế hoạt động hiệu quả và hữu hiệu

Thu thập thông tin từ người nộp thuế chưa bao giờ là công việc dễ dàng đối với các cơ quan thuế. Bên cạnh đó các cơ quan này còn phải xác định rủi ro, tính toán mức thuế, theo dõi quá trình thu thuế, xác minh kê khai thuế và giải quyết các truy vấn thuế. 

Để cải thiện việc tuân thủ, các cơ quan thuế ở một số quốc gia đang sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo kết hợp với việc phân tích dự đoán những trường hợp có khả năng cao không đóng thuế. Họ cũng dự đoán những cá nhân nào có thể phản ứng tích cực với các biện pháp can thiệp thuế nhất định. Kết quả là tăng thu ngân sách và số tiền trốn thuế giảm đi. 

Các công nghệ do AI hỗ trợ cũng có thể giúp các cơ quan thuế chuyển dần việc trao đổi thư từ với người nộp thuế lên các nền tảng kỹ thuật số. Điều này mang lại trải nghiệm nhanh chóng, thuận lợi cho người dân và giúp các nhân viên bên cơ quan thuế tiết kiệm được thời gian cho những công việc khác phức tạp hơn. 

Các cơ quan thuế đang dành sự quan tâm đặc biệt đối với các trợ lý ảo hoặc “chatbots”. Skatti, một chatbot cho Cơ quan Thuế Thụy Điển, xử lý khoảng 15.000 truy vấn của người dân về việc kê khai thuế mỗi tháng, giúp các dịch vụ trở nên dễ tiếp cận, cá nhân và hiệu quả hơn. Một số chatbot cũng “học hỏi” từ các thắc mắc của người dân, từ đó xây dựng nên những hướng dẫn nộp thuế theo thời gian, vì vậy các hệ thống cơ bản có thể xử lý các yêu cầu chính xác hơn. 

Các cơ quan thuế ở một số quốc gia đang sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo kết hợp với việc phân tích dự đoán những trường hợp có khả năng cao không đóng thuế. Kết quả là tăng thu ngân sách và số tiền trốn thuế giảm đi. 

Việc kiểm tra mối quan hệ giữa con người và máy tính để hiểu làm thế nào máy móc có thể tăng cường hiệu quả làm việc của các chuyên gia thuế, dẫn đến một trí tuệ tập thể. Để đạt được điều này, các cơ quan thuế hiệu suất cao nên tìm kiếm một giải pháp sẽ phát triển mô hình quản trị các hệ thống trí tuệ nhân tạo cho mục đích thuế, từ đó giúp chính phủ hiểu rõ hơn về tác động bên ngoài của chính sách thuế với các hệ thống trí tuệ nhân tạo

2. Ngăn ngừa tội phạm tài chính và dự đoán tham nhũng

Tội phạm tài chính tiếp tục là nỗi lo của các chính phủ và lĩnh vực dịch vụ tài chính. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chỉ riêng việc rửa tiền và các tội phạm liên quan đã tiêu tốn từ 1,4 nghìn tỷ đến 3,5 nghìn tỷ USD trên toàn cầu mỗi năm. 

Các cơ quan quản lý đang khuyến khích các cơ quan chính phủ và các tổ chức tài chính sử dụng các công nghệ AI để phát hiện hoạt động rửa tiền. Khi làm như vậy, họ sẽ giúp cắt giảm tài trợ cho các tệ nạn như buôn bán người, ma túy, buôn bán vũ khí và khủng bố. 

Chính phủ cũng có thể sử dụng AI để dự đoán khả năng tham nhũng và phát hiện gian lận. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Valladolid ở Tây Ban Nha đã tạo ra một mô hình máy tính tính toán xác suất tham nhũng diễn ra ở các tỉnh thuộc Tây Ban Nha. Mô hình này dựa trên các mạng kết nối với nhau giống như hệ thần kinh để sớm phát hiện ra những điều kiện thuận lợi cho tham nhũng phát sinh. 

Trong khi đó, AI  đang được sử dụng để dự đoán và ngăn chặn các gian lận liên quan đến bảo hiểm y tế. Bằng cách phân tích lượng dữ liệu khổng lồ trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, công nghệ có thể phát hiện ra sự gian lận trước khi nó xảy ra nhờ việc tạo ra một cơ sở bằng chứng và dựa vào đó để khởi tố vụ án ra pháp luật. 

Chính phủ ở những quốc gia khác đang sử dụng AI để giải ngân cũng như kiểm soát hiện tượng rò rỉ trong trợ cấp và thanh toán phúc lợi. Như ở Đan Mạch, chính phủ nơi đây đang sử dụng AI và blockchain để xử lý các khoản thanh toán phúc lợi nhanh chóng và hiệu quả hơn cho người thụ hưởng.  Cục Lao động và Lương hưu của Vương quốc Anh thì triển khai và thử nghiệm các thuật toán AI để theo dõi tham nhũng trên quy mô lớn về các lợi ích và các chương trình phúc lợi. 

3. Chuyển đổi công tác mua sắm để mang lại giá trị tốt hơn về tài chính

Trong nhiều năm, công nghệ đã thực hiện một số công đoạn trong lĩnh vực thâm dụng lao động này. Nhưng nó chỉ có thể làm một phần của điều này thôi. 

AI có tiềm năng không chỉ thu gọn hợp lý các quy trình mua sắm, mà còn chuyển đổi chúng sao cho tiết kiệm cả về mặt thời gian và tiền bạc. Điều này được thể hiện bằng cách: 

  • Làm cho quy trình mua sắm trở nên tiện lợi hơn như cảnh báo chính phủ và các nhà cung ứng về sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, nhận biết và gắn cờ cảnh báo các vấn đề tuân thủ của nhà cung ứng và xác định gian lận .
  • Tự động hóa các công việc mua sắm nhỏ lẻ, đặc biệt là trong hoạt động xử lý hóa đơn và đề xuất yêu cầu phê duyệt mua hàng .
  • Xác định các cơ hội để giảm chi tiêu chính phủ .

Các công nghệ xoay quanh AI cũng có thể cải thiện quy trình mua sắm cho các thực thể chính phủ và các nhà cung ứng thực hiện đấu thầu cho công việc của chính phủ. Ví dụ, Không quân Mỹ gần đây đã công bố kế hoạch sử dụng AI để hiểu được các quy định phức tạp trong vấn đề mua lại và đẩy nhanh quá trình mua hàng hóa và dịch vụ. 

AI có tiềm năng không chỉ thu gọn hợp lý các quy trình mua sắm, mà còn chuyển đổi chúng theo hướng tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Ứng dụng nhà cung ứng BidSync ™ được xây dựng lại (từ công ty Periscope Holdings) trong đó sử dụng công nghệ học máy để lọc bỏ các cơ hội không liên quan đến chính phủ và cung cấp những cơ hội mà mỗi người dùng có thể giành được nhiều nhất có thể, giúp tiết kiệm thời gian quý giá.

4. Xác định các hiện tượng bất thường cho mục đích kiểm toán khu vực công

Kiểm toán và kế toán trong khu vực công liên quan đến việc thu thập và sử dụng một khối lượng dữ liệu khổng lồ. Do đó, phạm vi sai sót từ phía con người - và khả năng AI giảm thiểu rủi ro - cao hơn hầu hết các lĩnh vực khác của chính phủ. 

AI có thể tự động hóa một khối lượng lớn công việc truyền thống mà con người vẫn đang làm. Việc này giúp giải phóng bớt gánh nặng cho kiểm toán viên để họ tập trung vào các lĩnh vực đòi hỏi sự đánh giá của con người nhiều hơn. AI có thể chứng minh tính hữu ích trong việc xác định các hiện tượng bất thường hoặc sai sót và tìm thấy các giao dịch bất thường mà có thể chỉ ra sự gian lận hoặc những sai sót không cố ý. AI cũng có thể phát hiện có giao dịch nào bị thiếu trong hồ sơ kế toán không. 

Công nghệ độc quyền có thể được sử dụng để phát hiện các hiện tượng bất thường và chuyển đổi cách thức tiến hành kiểm toán. Một số chính phủ đang sử dụng  Ai Auditor - ứng dụng giành giải thưởng MindBridge Analytics để thực hiện các mục đích tương tự. Công cụ này sử dụng sự kết hợp các kỹ thuật, từ các quy tắc và phương pháp thống kê dựa trên quyết định cho đến AI và học máy, để phát hiện các hiện tượngbất thường trong dữ liệu tài chính. Nó cũng có thể phân tích 100% các giao dịch trong cùng một tập dữ liệu, điều này giúp cho việc phân tích mang lại hiệu quả cao.

5. Cải thiện dự báo kinh tế vĩ mô

AI và học máy đang hoàn thiện để trở thành các công cụ mạnh mẽ để trong việc dự báo kinh tế vĩ mô. Mô hình kinh tế đa chiều, thời gian thực này có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm: 

  • Xác định các rủi ro thị trường tiềm năng và dự đoán các tình huống có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế 
  • Thu thập dữ liệu lớn để xây dựng và thực hiện các quy trình theo chính sách của cơ quan chính phủ 
  • Dự đoán tác động của cải cách chính sách trong các kịch bản khác nhau 
  • Ví dụ, Chính phủ Estonia đã và đang thực hiện một dự án thí điểm để tạo ra các mô hình phân tích sẽ theo dõi và dự đoán nền kinh tế (pdf). Mô hình này sẽ sử dụng dữ liệu lớn do các doanh nghiệp tạo ra, cùng với các kỹ thuật lập mô hình hiện đại, để đánh giá tác động của các chính sách.

6. Hợp lý hoá lượng lớn dữ liệu phi cấu trúc    

Khi đã thích nghi được với công nghệ kỹ thuật số, lúc này khối lượng dữ liệu mà các cơ quan thuế và tài chính xử lý sẽ ngày một nhiều thêm. Phần lớn những dữ liệu này là dữ liệu “phi cấu trúc”, có nghĩa là nó sẽ được tìm thấy trong email, video và bài đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội nhiều hơn là ở trong chính cơ sở dữ liệu truyền thống của tổ chức. 

Hầu hết các cơ quan tài chính và thuế vẫn chưa sử dụng AI theo cách này. Nhưng bằng cách khai thác những dữ liệu không thể chạm tới trước đó, họ sẽ có thể đưa ra những quyết định đột phá hơn trong tương lai.

Con người không thể phân tích hàng ngàn trang dữ liệu này mà không có sai sót. Nhưng công nghệ AI, bao gồm việc phân tích văn bản và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), có thể làm điều đó. Ví dụ, Cơ quan Thuế của Úc đã sử dụng các kỹ thuật NLP, trong số những công nghệ khác, để xem xét 13,4 triệu tệp (pdf) xuất hiện trong vụ rò rỉ Paradise Papers và trích xuất các tên liên quan.  

Hầu hết các cơ quan tài chính và thuế vẫn chưa sử dụng AI theo cách này. Nhưng bằng cách khai thác những dữ liệu không thể chạm tới trước đó, họ sẽ có thể đưa ra những quyết định đột phá hơn trong tương lai. 

Niềm tin là yếu tố quyết định thành công 

AI sẽ có chỗ đứng vững chắc trong các cơ quan thuế và tài chính khi họ chuyển sang bổ sung trực giác của con người với góc nhìn sâu sắc mà dữ liệu mang lại. Nhưng giống như tất cả các lĩnh vực của chính phủ, các cơ quan này sẽ cần chuẩn bị hợp lý để giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn và xây dựng văn hoá cần thiết  để hỗ trợ các công nghệ mới này. 

Cơ quan thuế và tài chính thường xuyên phải xử lý một lượng lớn dữ liệu tài chính nhạy cảm. Vì vậy, các quan chức của họ sẽ cần phải trấn an công chúng rằng mức độ bảo mật dữ liệu sẽ đi kèm với những tiêu chuẩn đạo đức phù hợp. Những điều này sẽ được áp dụng nếu họ xây dựng niềm tin và hợp pháp hóa việc sử dụng AI của họ. Một khi công dân hiểu được tính logic của hệ thống này, các cơ quan sẽ đạt được sự chấp thuận, đặc biệt là khi cần giải thích một quyết định hành chính. 

Họ cũng cần chắc chắn rằng thuật toán được sử dụng để mã hoá dữ liệu của người nộp thuế và công dân  phát huy chất lượng để tránh những sai sót không lường trước và những sai lầm ở quy mô lớn. Tiếp tục theo dõi sẽ là điều cần thiết để đảm bảo mọi sai sót dẫn đến hậu quả xấu sẽ nhanh chóng được phát hiện và sửa chữa kịp thời. Vì thế, các hệ thống này đòi hỏi sự giám sát liên tục từ những người có chuyên môn cao. 

Cuối cùng, việc đưa AI ứng dụng vào thực tiễn sẽ là vấn đề mang tính then chốt với đội ngũ quản lý của mọi tổ chức. Quyết định này có thành công hay không nằm ở sự tin tưởng và chấp thuận của các chuyên gia tài chính - những người sẵn sàng đi theo các cách thức tiên tiến trong việc đưa ra quyết định. 

Tóm lược

Trí tuệ nhân tạo (AI) có tiềm năng thay đổi cách mà các chính phủ hoạt động đối với chức năng tài chính bằng cách tạo ra một hệ thống đáng tin cậy được xây dựng dựa trên lòng tin với công nghệ số, tính minh bạch và hiệu quả của chi phí. Nhưng để gặt hái được những thành công tốt đẹp, các cơ quan thuế và tài chính cần phải tin tưởng vào dữ liệu của chính họ cũng như hệ thống AI mà họ triển khai. Hơn hết họ cần xây dựng niềm tin vững chắc trong lòng công chúng. 

Về bài viết này

Tác giả George Atalla

EY Global Government & Public Sector Leader

Working with governments to address complex issues and build a better working world.

Chủ đề liên quan Chính phủ và khu vực công
  • Facebook
  • LinkedIn
  • X (formerly Twitter)