10 phút đọc 13 thg 11 2019
Scooters wait traffic lights bangkok

Năm xu hướng thuế VAT chính và cách ứng phó

Tác giả Gino Dossche

EY Americas VAT Compliance Leader and US Consumption Tax Leader

Indirect Tax Partner. Passionate about leading teams. Helps companies navigate change. Frequent traveler. Innovator. Former European Archery Champion. Husband. Father of boys. New Yorker. Belgian.

10 phút đọc 13 thg 11 2019
Chủ đề liên quan Tư vấn Thuế Tuân thủ thuế

Các doanh nghiệp cần có một kế hoạch tốt hơn để ứng phó với các lực lượng thúc đẩy sự thay đổi trong lĩnh vực thuế gián thu.

Giữa áp lực ngân sách căng thẳng, các chính phủ trên khắp thế giới đang tìm kiếm các nguồn thu mới. Khi phương pháp truyền thống để tăng kho bạc quốc gia là tăng thuế suất thuế thu nhập trở nên ít được ưa chuộng hơn, thì thuế giá trị gia tăng (VAT) hiện là công cụ được lựa chọn. Kết quả là các doanh nghiệp toàn cầu cần đánh giá lại các phương pháp tiếp cận cơ bản đối với vấn đề tuân thủ thuế VAT. 

Mọi người thường quên rằng các chính sách VAT quốc gia là tương đối mới so với thế giới thuế toàn cầu. Mặc dù ý tưởng về thuế dựa trên tiêu dùng nảy sinh đồng thời ở Đức và Pháp trong Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, nhưng mãi đến đầu những năm 1950, thuế VAT - theo hình thức mà chúng ta biết ngày nay – mới chính thức được giới thiệu. Mặc dù Mỹ vẫn là một quốc gia từ chối đáng chú ý - ít nhất là trong thời điểm hiện tại - hiện nay hơn 160 quốc gia vẫn thu một phần ngân sách từ thuế VAT. 

Ví dụ, các quốc gia thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh hiện đang trong các giai đoạn khác nhau của việc lập kế hoạch hoặc giới thiệu thuế VAT: Ả Rập Xê út và UAE triển khai các chế độ thuế này vào năm 2018, Bahrain năm 2019, Oman và Qatar dự kiến ​​sẽ giới thiệu thuế VAT vào năm 2020, trong khi Kuwait sẽ có khả năng tham gia theo các nước láng giềng vào năm 2021.

(Chapter breaker)
1

Chương 1

Hiểu các xu hướng thuế VAT

Khi chính sách thuế VAT lan rộng, điều quan trọng là hiểu được sự biến động của tỷ suất thuế, các vấn đề xung quanh các yêu cầu báo cáo công nghệ số và gian lận.

1. Thuế VAT đang ngày càng phổ biến và quan trọng

Tính theo tỷ lệ phần trăm thuế toàn cầu, thuế VAT đã tăng đều về tầm quan trọng từ mức dưới 5% trong những năm 1960 lên đến đỉnh điểm gần 20,2% trong năm 20161, theo dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Nó đã chững lại kể từ đó - phần lớn là kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào đầu thập kỷ này. Cốt lõi của việc mở rộng thuế VAT là do các quốc gia muốn giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của họ như là một phương pháp nhằm thu hút và giữ chân các doanh nghiệp.  

“Hầu hết các quốc gia, trong hầu hết các giai đoạn lịch sử của họ, đã dựa vào thuế thu nhập để hỗ trợ kho bạc của họ,” ông Gino Dossche, Lãnh đạo Báo cáo và Tuân thủ Thuế Gián thu của EY Americas nói. “Bằng cách giới thiệu VAT, tăng thuế suất thuế VAT, hoặc thực hiện các biện pháp mở rộng cơ sở, họ có thể giảm hoặc ít nhất là tránh được việc tăng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp mà không bị thất thu thuế.” 

 

Tính theo tỷ lệ phần trăm thuế toàn cầu, thuế VAT đã tăng đều về tầm quan trọng từ mức dưới 5% trong những năm 1960 lên đến đỉnh điểm gần 20,2% trong năm 2016. 

2. Các quốc gia đang đẩy các giới hạn về mức thuế VAT có thể lên cao đến đâu 

Ngoài sự phổ biến ngày càng tăng của thuế VAT, ngày càng có nhiều khu vực pháp lý đã thực hiện các loại thuế này đang tăng mức thuế suất của họ. Thuế suất VAT trên toàn thế giới bắt đầu có xu hướng tăng sau cuộc khủng hoảng tài chính, theo OECD, đạt mức trung bình 19,3% trong năm 20152. Các mức thuế suất này vẫn ổn định kể từ đó, mặc dù OECD cho biết 10 quốc gia hiện có thuế suất trên 22%, tăng từ mức 4% năm 2008. 

“Bất cứ khi nào VAT được giới thiệu, luôn có rủi ro là bất kể thuế suất ban đầu là gì, thuế suất này sẽ được tăng lên sau đó,”   Geert Vandenplas, Lãnh đạo Báo cáo và Tuân thủ Thuế Gián thu của EY Toàn cầu cho biết. 

Ví dụ như Hungary, đã tăng thuế suất lên 27% vào năm 2012, khiến nước này trở thành nước có thuế suất cao nhất ở EU và là một trong những nước có thuế suất cao nhất trên toàn cầu. Trên thực tế, hầu hết các khu vực pháp lý xem 20% là giới hạn, do rủi ro gian lận và nhận thức bản chất lũy thoái của thuế VAT. Vandenplas nói, “Nhất là khi ở mức cao hơn, nó bắt đầu gây ra quá nhiều chi phí cho rất nhiều thành viên trong xã hội.” 

3. Quy tắc và thuế suất VAT đang bước vào thời kỳ biến động

Các sắc thuế quản lý cả thế giới đang thay đổi liên tục và thuế VAT cũng không ngoại lệ. Ở các quốc gia nơi thuế này đã tồn tại, các cơ quan thuế đang làm tất cả những gì có thể để tăng thu ngân sách bằng cách mở rộng cơ sở tính thuế. “Cụ thể là họ đang tìm kiếm loại hàng hóa và dịch vụ có thể có mức thuế suất thấp hơn tiêu chuẩn, nơi có thể tăng thuế VAT,” theo giải thích của Dossche. Các mặt hàng thường được áp thuế suất bằng không hoặc được miễn thuế bao gồm báo và tạp chí định kỳ, dịch vụ tài chính, bất động sản, thuốc men, thực phẩm và đồ uống (không cồn) và vận chuyển.  

Hơn nữa, ngày càng nhiều khu vực pháp lý đang chuyển sự chú ý của họ sang một nguồn thu mới nổi: bán hàng thương mại điện tử xuyên biên giới. “Một vấn đề thời sự là xu hướng cập nhật luật và chính sách thuế VAT để đối phó với thế giới công nghệ mới,” Aaron Bromley, Lãnh đạo Báo cáo và Tuân thủ Thuế Gián thu EY châu Á-Thái Bình Dương, nhận định. 

Thuế suất thuế VAT

19.3%

Thuế suất thuế VAT trung bình trên toàn thế giới trong năm 2015, con số này vẫn ổn định từ đó.

“Tại châu Á-Thái Bình Dương, các nhà chức trách đang xem xét kỹ hơn các dịch vụ công nghệ số từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng (B2C) trong nước của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, cũng như việc nhập khẩu hàng hóa giá trị thấp. Loại thứ hai thường được đặt hàng trực tuyến qua các nền tảng trực tuyến và có thể không chịu thuế VAT trong quá trình nhập khẩu do các ngưỡng có liên quan. Trong nhiều trường hợp, các giao dịch B2C đã vượt qua các lỗ hổng, vì luật chỉ đánh thuế B2B thông qua một ‘khoản phí trả ngược’”. Các thay đổi quy tắc và thuế suất cho cả hai đang hoặc sắp diễn ra ở Trung Quốc, Malaysia và Singapore, cùng với nhiều nước khác, theo Bromley. 

4. Gian lận thuế VAT còn sống và sống khỏe 

Khi các quốc gia chuyển sang thuế VAT đối với phần lớn doanh thu thuế của họ, gian lận thuế VAT là khi một doanh nghiệp đưa ra yêu cầu hoàn khoản thuế VAT mà chưa bao giờ được nộp, hoặc không chuyển số thuế VAT mà doanh nghiệp đã thu được từ khách hàng của mình, cho chính phủ sở tại - đang trở thành tâm điểm chú ý. 

Vấn đề này phổ biến ở các quốc gia đang phát triển. Ủy ban Kinh tế của Liên Hợp Quốc về châu Mỹ Latinh và Caribê (ECLAC) cho biết3 các vụ trốn thuế VAT trên khắp châu Mỹ Latinh đã gia tăng đáng kể, gây thất thu lên đến 120 tỷ USD trong năm 2015. 

Ở các nền kinh tế phát triển hơn, đã có một số thành công trong việc giảm gian lận thuế VAT. Chẳng hạn Ủy ban châu Âu ước tính họ đã giảm khoảng cách VAT - chênh lệch giữa doanh thu VAT dự kiến ​​và số doanh thu thực sự thu được - từ 161 tỷ đô la Mỹ năm 2016 xuống còn 150 tỷ đô la Mỹ trong năm 2017. 

Do đó, các chính phủ đang tập trung nhiều thời gian và nỗ lực hơn vào việc giảm gian lận thuế VAT bằng cách đại tu các hệ thống của họ. Đổi lại, điều này gây áp lực lên các doanh nghiệp để theo kịp với cơ quan thuế, do các cơ quan này thay đổi các hệ thống và áp dụng công nghệ mới nhất.  

5. Yêu cầu báo cáo công nghệ số và tuân thủ đang tăng lên 

Chủ yếu để đối phó với sự gia tăng gian lận thuế VAT, nhưng cũng xuất phát từ sự gia tăng của nền kinh tế công nghệ số và mong muốn chung của các cơ quan thuế để giảm chi phí hoạt động và nâng cao hiệu quả, thuế VAT chuyển sang “công nghệ số”. 

Tuân thủ thuế VAT truyền thống từng là một việc tương đối thoải mái. “Việc khai báo thuế luôn luôn có bản chất tóm lược, không quá nhiều chi tiết,” ông Dossche nói.” Bạn có thể đóng sổ công ty vào tuần đầu tiên của tháng tiếp theo và sau đó vẫn còn 10 đến 20 ngày để chỉnh sửa trước khi nộp các tờ khai thuế VAT của bạn.” 

Nhưng nay không còn như thế nữa: “Những gì chúng tôi hiện đang nhìn thấy là sự chuyển đổi sang báo cáo thuế VAT công nghệ số hoàn toàn theo thời gian thực, và quá trình này sẽ còn nhanh hơn nữa” ông Vandenplas nói. “Bạn sẽ không còn thời gian để chỉnh sửa trước khi nộp các báo cáo công nghệ số này. Mỗi quốc gia sẽ có các quy tắc riêng để giải quyết các lỗi hoặc cập nhật – nộp tiền phạt và đánh giá cho những sai sót có thể sẽ xảy ra thường xuyên hơn.” 

Những gì chúng tôi hiện đang nhìn thấy là sự chuyển đổi sang báo cáo thuế VAT công nghệ số hoàn toàn theo thời gian thực, và quá trình này sẽ còn nhanh hơn nữa .

Báo cáo thuế VAT công nghệ số đã thực hiện lần đầu ở châu Mỹ Latinh chủ yếu để đối phó với gian lận. Brazil là nước đầu tiên đưa ra các biện pháp mới hoàn toàn vào năm 2008 yêu cầu các tập đoàn bắt đầu kê khai các giao dịch thuế VAT bằng công nghệ số. Bất kỳ hoạt động bán hàng trong nội bộ công ty, B2B hoặc B2C nào bây giờ đều phải kèm theo hóa đơn công nghệ số giúp cải thiện đáng kể khả năng giám sát giao dịch của cơ quan thuế Brazil. 

Các biện pháp tương tự đã được thực hiện ở Mexico, nơi đã giới thiệu một giao thức “hóa đơn điện tử” đối với tất cả các hóa đơn vào năm 2011. Gần đây hơn, bắt đầu từ năm 2016, nhưng đến thời hạn đạt được mức độ triển khai đầy đủ vào tháng 1 năm 2020, Ba Lan đã đưa ra chế độ thuế VAT điện tử với mẫu kê khai chính hiện bắt buộc hàng tháng - và sáu biểu mẫu kê khai nữa phải ở “mức sẵn sàng” nếu được các nhà chức trách yêu cầu. 

Ngày nay, Vương quốc Anh đang bước vào vương quốc của việc nộp biểu mẫu thuế VAT công nghệ số. Làm Thuế Công nghệ số là chương trình của cơ quan Thuế và Hải quan Vương quốc Anh để số hóa toàn bộ cơ quan quản lý thuế. Kể từ tháng 4 năm 20194, các công ty có doanh số bán hàng từ 105.000 đô la Mỹ trở lên được yêu cầu duy trì và nộp các biểu mẫu thuế VAT Vương quốc Anh của họ ở định dạng công nghệ số. 

Ở châu Á-Thái Bình Dương, chỉ một số ít các quốc gia, như Hàn Quốc và Indonesia, yêu cầu báo cáo công nghệ số cấp độ giao dịch, nhưng sắp có thay đổi. “Hiện tại, hầu hết chỉ đơn thuần cung cấp việc nộp đơn điện tử cho các khoản hoàn thuế VAT tổng thể - chỉ vài nước bắt buộc báo cáo công nghệ số,” theo ông Bromley. “Tuy nhiên, báo cáo công nghệ số là xu hướng chúng ta thấy sẽ tăng tốc trong tương lai gần.”  

(Chapter breaker)
2

Chương 2

Cơ hội thuế VAT

Ngay cả khi các công ty phải tìm cách vượt qua các biến động liên quan đến thuế VAT, sự gián đoạn này là cơ hội để suy nghĩ lại về việc lập kế hoạch và tuân thủ thuế.

Kết quả cuối cùng của những xu hướng này là một danh sách ngày càng nhiều thách thức buộc các công ty phải vượt qua. Nhiều công ty bị cản trở bởi các cấu trúc tổ chức cũ. Việc không có bất cứ một tiêu chuẩn hài hòa nào trên thế giới đã khiến nhiều công ty đa quốc gia áp dụng cách tiếp cận phi tập trung về thuế nói chung và thuế VAT nói riêng. 

Thuế VAT thường được ủy quyền cho đội chuyên gia tài chính địa phương để xử lý. “Do người nội bộ chuẩn bị tờ khai thuế, những người này khác nhau, thường không hiểu rõ về thuế hay thuế VAT, lại thiếu quy trình chuẩn và vấn đề thường ít được nhìn nhận từ góc độ khu vực hoặc toàn cầu, dẫn đến chi phí và rủi ro tăng cao,” Bromley nói. 

Khi yêu cầu công nghệ tăng lên, các doanh nghiệp cũng chịu thêm một rủi ro nổi lên, đó  là sự phổ biến của các giải pháp điểm. Các đội chuyên gia thuế hoặc kinh doanh địa phương, do vội vàng để đạt được sự tuân thủ với chế độ thuế VAT công nghệ số mới, có khả năng bỏ qua các giải pháp chiến lược và có thể bị cám dỗ hơn và ký hợp đồng với các nhà cung cấp địa phương. “Điều này không chỉ không hiệu quả, mà còn vì những khó khăn trong việc tiến hành thẩm định, cũng làm cho công ty và bộ phận thuế của họ gặp rủi ro với nhà cung cấp.” Bromley nói. 

Việc chuyển sang thuế tiêu thụ mang lại cho các công ty một cơ hội hấp dẫn để suy nghĩ lại cơ bản về cách tiếp cận toàn cầu của họ đối với việc lập kế hoạch và tuân thủ thuế. 

Các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với thách thức liên tục và ngày càng tăng trong việc tìm kiếm tài năng phù hợp để giữ cho các quy trình VAT toàn cầu của họ hoạt động hiệu quả. “Với rất nhiều thay đổi xảy ra thường xuyên, bạn cần có tài năng về thuế, hiểu được môi trường địa phương và theo kịp nó,” ông Vandenplas cho biết. Đồng thời, họ cũng phải có khả năng làm việc với tầm nhìn toàn cầu, đặc biệt là giúp giảm rủi ro thuế và chi phí tuân thủ bằng cách hợp tác để hài hòa các quy trình trên toàn mạng lưới toàn cầu. Vandenplas nhấn mạnh, “các chuyên gia với phạm vi kinh nghiệm như thế này ngày càng tốn kém và khó khăn hơn trong việc tuyển dụng và giữ chân.” 

Nắm bắt cơ hội 

Cơ quan thuế chuyển sang thuế tiêu dùng mang lại cho các công ty một cơ hội hấp dẫn để suy nghĩ lại cơ bản về cách tiếp cận toàn cầu của họ đối với việc lập kế hoạch và tuân thủ thuế. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra mức độ tiêu chuẩn hóa lớn hơn trong tất cả các hoạt động toàn cầu, giảm số lượng hạng mục điều chỉnh được yêu cầu ở cấp địa phương. Theo cách này, chuyên môn được tập trung và phát huy, trong khi quy trình làm việc và việc tuân thủ được tối ưu hóa. 

Một xem xét quan trọng là khả năng của công ty để theo kịp các yêu cầu báo cáo theo thời gian thực. Vandenplas nói rằng “đầu tư công nghệ cần thiết để làm được điều đó có thể là quá lớn đối với một thực thể duy nhất hoặc thậm chí là một nhóm các công ty. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng công nghệ được xây dựng để phục vụ nhiều công ty, nhiều khả năng sẽ có các công cụ công nghệ mới nhất và hiện đại nhất và góc nhìn chuyên sâu, từ đó có thể giảm chi phí và giảm rủi ro nhỡ thời hạn tuân thủ và cung cấp thông tin chính.” 

Việc sử dụng các lựa chọn thuê ngoài và đồng cung ứng trong việc thực hiện tuân thủ thuế VAT toàn cầu ngày càng được tín nhiệm. “Bạn cần có đúng chuyên môn ở đúng nơi. Thêm vào đó, bạn cần phải nắm được những phát triển và thay đổi mới nhất ở mỗi quốc gia mọi lúc,” Vandenplas nói.” Đây là những điều kiện lý tưởng cho mô hình gia công hoặc đồng cung ứng, nơi bạn có thể tiết kiệm chi phí và làm việc với nhà cung cấp có kinh nghiệm tương tự ở các thị trường khác và có thể giới thiệu các thông lệ hàng đầu. 

  • Những hành động cần thực hiện ngay bây giờ

    Để ứng phó với các xu hướng VAT toàn cầu, hãy xem xét các bước này. 

    1. Đánh giá lại bộ phận thuế của doanh nghiệp và xác định xem doanh nghiệp có dành đủ nguồn lực cho quản lý thuế VAT hay không. 
    2. Thực hiện kiểm kê những thay đổi thuế VAT toàn cầu để hiểu các khu vực pháp lý, quy tắc, thay đổi sắp tới, rủi ro và mức độ chịu rủi ro và trách nhiệm giải trình cho việc tuân thủ. 
    3. Đánh giá xem tổ chức của doanh nghiệp có đủ khả năng đầu tư cần thiết vào chuyên môn và công nghệ thuế địa phương hay không, sau đó so sánh với các mô hình thuê ngoài và đồng cung ứng. 

Tóm lược

Hơn 160 khu vực pháp lý hiện thu thuế VAT, chiếm khoảng 20% ​​thuế toàn cầu. Hàng hóa và dịch vụ chịu thuế VAT, bao gồm thương mại điện tử xuyên biên giới, cũng đang tăng lên - như báo cáo thuế VAT theo thời gian thực. Tuy nhiên, gánh nặng tuân thủ không thể phủ nhận của thuế VAT có thể được chuyển đổi thành cơ hội, nếu các công ty thực hiện được mức độ tiêu chuẩn hóa lớn hơn trong các hoạt động toàn cầu của họ. Nhiều công ty đang sử dụng các tùy chọn thuê ngoài và đồng cung ứng để giải quyết vấn đề. 

Về bài viết này

Tác giả Gino Dossche

EY Americas VAT Compliance Leader and US Consumption Tax Leader

Indirect Tax Partner. Passionate about leading teams. Helps companies navigate change. Frequent traveler. Innovator. Former European Archery Champion. Husband. Father of boys. New Yorker. Belgian.

Chủ đề liên quan Tư vấn Thuế Tuân thủ thuế
  • Facebook
  • LinkedIn
  • X (formerly Twitter)