10 phút đọc 12 thg 6 2020
Female cyclist riding race bicycle on sunny open road

Năm xu hướng chính sẽ định hình đổi mới công nghệ số trong thập kỷ tới.

10 phút đọc 12 thg 6 2020
Chủ đề liên quan Tư vấn Công nghệ số

Khám phá các xu hướng công nghệ mà mọi doanh nghiệp chuyển đổi cần phải nắm vững để làm chủ làn sóng đổi mới công nghệ số sắp tới.    

Khi điểm lại các cột mốc đã qua, năm 2020 được kỳ vọng sẽ là một năm quan trọng trong thế giới công nghệ. Công nghệ số bắt đầu có tác động lớn đến các doanh nghiệp vào khoảng năm 2010, nghĩa là năm tới sẽ đánh dấu một thập kỷ chuyển đổi. Thời điểm đó, khi các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch công nghệ số của họ, phần đông coi năm 2020 như là một cột mốc quan trọng để ghi nhận các thành quả. Nhiều doanh nghiệp đã xác lập lộ trình CNTT 2020 với các kỳ vọng rất cao như trang bị cho nhân viên các thiết bị được kết nối liên tục, hiện đại hóa trung tâm dữ liệu (thậm chí có thể loại bỏ nó) và tiến tới ứng dụng các công nghệ mới nổi như Trí tuệ Nhân tạo (AI), Internet Vạn vật (IoT) và blockchain.

Chúng tôi đã khai thác các chủ đề này trong những nghiên cứu dự kiến sẽ xuất bản vào đầu năm 2020, trong đó xem xét cách thức các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ để mô phỏng lại mô hình kinh doanh của họ. Chúng tôi đã thực hiện các cuộc khảo sát với những nhà lãnh đạo cấp cao và thành viên ban lãnh đạo của 500 tập đoàn và 70 doanh nghiệp khởi nghiệp trong nhiều khu vực địa lý toàn cầu và lĩnh vực, để xác định xem họ đang ở đâu trên hành trình chuyển đổi và đích đến của họ là gì.

Điều đáng khích lệ là, nhìn chung, các doanh nghiệp đều đang đạt được các bước tiến nhất định trên hành trình chuyển đổi số của họ. Theo nghiên cứu của chúng tôi, ngày nay, gần một nửa (44%) các doanh nghiệp cho biết họ đang đạt được những thành quả nhất định trong lộ trình chuyển đổi và bắt đầu tích hợp chúng vào các khâu của hoạt động kinh doanh. Thêm 4% doanh nghiệp cho biết họ thậm chí còn đi xa hơn khi công cuộc chuyển đổi của họ đã được triển khai hoàn toàn và được tối ưu hóa trong toàn tổ chức. Trong thời gian hai năm, hai phần ba (66%) doanh nghiệp dự kiến sẽ đạt được những bước tiến ổn định và 17% mong đợi công cuộc chuyển đổi của họ sẽ được triển khai hoàn toàn. Điều này chứng tỏ rằng họ đã và đang thực hiện chuyển đổi quyết liệt và nhanh chóng.

Trong thời gian hai năm, chỉ có hai phần ba hoặc

66%

doanh nghiệp dự kiến sẽ đạt được những bước tiến ổn định trong chuyển đổi công nghệ số.

Đây là những tín hiệu khả quan, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều việc phải làm trước khi tất cả những nội dung chuyển đổi của các doanh nghiệp được chấp nhận hoàn toàn. Hơn nữa, bởi vì chuyển đổi là một chu kỳ liên tục và không bao giờ kết thúc nên các doanh nghiệp cũng sẽ cần không ngừng phát triển các chương trình để đáp ứng những kỳ vọng luôn luôn thay đổi của khách.

Với suy nghĩ này, điều quan trọng là phải hiểu chúng ta đã đi được bao xa, chúng ta đang ở đâu và chúng ta đang hướng về đâu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét năm xu hướng chính hiện đang đặt nền tảng cho thập kỷ đổi mới công nghệ tiếp theo.

Chuyển đổi là một chu kỳ liên tục, nó không bao giờ kết thúc và các doanh nghiệp sẽ cần không ngừng phát triển các chương trình của họ để đáp ứng những kỳ vọng luôn luôn thay đổi của khách hàng.

Năm xu hướng chính trong thập kỷ đổi mới tiếp theo

Chúng ta đang hướng đến đâu và công nghệ nào sẽ tạo điều kiện cho chúng ta đến đó?

1. Điện toán đám mây là nền tảng công nghệ số

Nhìn lại năm 2010, khi đó điện toán đám mây là thí nghiệm công nghệ lớn đối với các doanh nghiệp. Thế giới CNTT đã chuyển từ điện toán tập trung của máy tính lớn sang mô hình điện toán phân tán hơn. Thế rồi chúng ta thấy mình nhanh chóng quay trở lại mô hình điện toán đám mây với mô hình tập trung hơn. Liệu nó có hoạt động hay không? Nó có an toàn không? Chúng ta làm điều đó như thế nào? Đây là những câu hỏi lớn vào thời điểm đó, khi các doanh nghiệp vật lộn với vấn đề ảo hóa, chuyển đổi máy chủ, cho thuê cơ sở hạ tầng, các mối quan tâm về bảo mật và quyền riêng tư khi từ bỏ mô hình điện toán tại chỗ. Nhưng ngày nay, sẽ là công bằng khi nói rằng điện toán đám mây đang trở nên phổ biến và ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ này.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, 60% doanh nghiệp cho biết điện toán đám mây chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động đầu tư công nghệ của họ trong hai năm qua và 53% cho biết điện toán đám mây có khả năng sẽ chiếm tỷ trọng đầu tư lớn nhất trong 2 năm tới. Điện toán đám mây không còn là một thí nghiệm vượt trội nữa, và trên thực tế, nó đã trở thành một điều kiện thiết yếu trong hoạt động kinh doanh, thúc đẩy các chỉ số kinh tế tốt hơn, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và giúp doanh nghiệp tăng tốc.

Theo nghiên cứu của chúng tôi,

53 %

doanh nghiệp cho biết điện toán đám mây có thể sẽ chiếm tỷ trọng đầu tư lớn nhất trong 2 năm tới.

Câu chuyện điện toán đám mây được phản ánh trong dữ liệu khởi nghiệp¹ của chúng tôi. Trong 2 năm qua, công nghệ chiếm tỷ lệ đầu tư lớn nhất ở các doanh nghiệp khởi nghiệp là Tự động hóa Quy trình Thông minh (Intelligence Process Automation - IPA) (54%). Điện toán đám mây chỉ đứng ở vị trí thứ hai (47%). Điều này cho thấy rằng mặc dù điện toán đám mây quan trọng đối với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, tuy nhiên nó chỉ được xem như là một yêu cầu cơ bản để thúc đẩy các công nghệ tiên tiến hơn, chẳng hạn như IPA. Chúng tôi hy vọng tâm lý này sẽ lan rộng trong tất cả các doanh nghiệp trong những năm tới.

Trong thập kỷ tới, tất cả các đổi mới công nghệ sẽ dựa vào điện toán đám mây theo một cách nào đó, do đó đảm bảo vị trí của nó trong lịch sử như là nền tảng cho chuyển đổi công nghệ số trên thế giới.

2. Các doanh nghiệp đang hoạt động xoay quanh dữ liệu

Nếu điện toán đám mây là nền móng của chuyển đổi số, thì dữ liệu là các cấu phần xây dựng nên thế giới công nghệ mới. Các công nghệ đám mây đã củng cố việc tạo ra giá trị thông qua những phát kiến lớn trong thập kỷ qua, đặc biệt là Internet Vạn vật (IoT), nơi các doanh nghiệp đang sử dụng kết hợp các cảm biến và công nghệ đám mây để thu thập thông tin chi tiết từ hầu hết mọi thứ bạn có thể nghĩ đến - từ các giàn khoan dầu giữa đại dương đến tủ lạnh trong nhà bạn.

Điều này đã tạo ra rất nhiều dữ liệu, và có nghĩa là thách thức lớn ngày hôm nay, và trong mười năm tiếp theo, là làm sao để tất cả những dữ liệu đó có ý nghĩa. Theo nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 4% doanh nghiệp tuyên bố rằng họ có cách tiếp cận dữ liệu “rất tinh vi” để phát huy ý nghĩa của các dữ liệu này.

Nhìn về phía trước, chúng tôi hy vọng con số thống kê này sẽ tiếp tục tăng trong thập kỷ tới, khi khả năng khai thác và tạo ra lợi nhuận từ các hiểu biết kinh doanh trên nền tảng số liệu, trở thành một yếu tố thành công then chốt trong kinh doanh hiện đại. Các doanh nghiệp đã sử dụng dữ liệu để phát triển các mô hình mô phỏng nhằm phân tích hành vi trong quá khứ của con người hay máy móc, trên cơ sở đó dự đoán những thói quen trong tương lai.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có

4 %

doanh nghiệp tuyên bố có cách tiếp cận "rất tinh vi" để phát huy giá trị của dữ liệu.

Ví dụ, năm 2017, hãng đồ uống khổng lồ Coca-Cola đã sử dụng những hiểu biết sâu sắc về dữ liệu để ra mắt sản phẩm mới Sprite Cherry². Kể từ năm 2009, máy bán đồ uống Coca-Cola Freestyle đã cho phép khách hàng của nhà hàng pha trộn và kết hợp các loại đồ uống và hương vị yêu thích của họ. Dữ liệu được thu thập từ các máy này trong nhiều năm giúp doanh nghiệp hiểu rằng đồ uống Sprite vị anh đào rất phổ biến, khiến hãng phải phân phối nó như một thương hiệu độc lập. Khi ra mắt sản phẩm, Coca-Cola tuyên bố Sprite là một trong những loại đồ uống tăng trưởng nhanh nhất ở Mỹ và họ hy vọng những cải tiến mới như Sprite Cherry sẽ giúp họ tiếp tục đi trên con đường này. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ chứng minh giá trị mà việc phân tích dữ liệu đang mang lại cho các doanh nghiệp - xu hướng then chốt mà chúng tôi kỳ vọng sẽ còn tiếp tục phát huy.

Dù còn ý kiến trái chiều, khai phá giá trị của dữ liệu vẫn được xem là ưu tiên kinh doanh lớn nhất trong thập kỷ tới.

3. Trải nghiệm là tất cả

Các doanh nghiệp hiện có hiểu biết sâu sắc về khách hàng của họ nhờ vào lượng dữ liệu ngày càng tăng mà các khách hàng đang chia sẻ. Các doanh nghiệp phát huy công nghệ đang sử dụng những dữ liệu này để tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Trên thực tế, dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng ưu tiên cải tiến số một đối với chức năng CNTT tại các doanh nghiệp là cải thiện trải nghiệm và mức độ gắn kết của khách hàng (40%).

Điều này cho thấy rằng “tư duy trải nghiệm” là một xu hướng lớn mà chúng tôi kỳ vọng sẽ tăng tốc trong những năm tới. Tất nhiên, đi cùng với nhiều dữ liệu hơn là nhiều trách nhiệm hơn và các doanh nghiệp sẽ cần phải suy nghĩ kỹ về đạo đức kinh doanh cũng như công tác quản trị mà họ xây dựng xung quanh vấn đề này.

Tư duy trải nghiệm có thể được thể hiện theo một trong hai cách chính: trải nghiệm khách hàng và trải nghiệm của nhân viên. Yếu tố quan trọng đối với cả hai phương thức này là thiết kế cần phải lấy con người làm trung tâm, có nghĩa là cá nhân hóa thông tin cho các cá thể hoặc tính cách, tìm hiểu cách họ muốn trải nghiệm và nghiên cứu dựa trên cơ sở đó.

Trước đây, khách hàng và nhân viên chỉ cần sử dụng bất kỳ công nghệ nào họ có sẵn mà không cần biết mặt lợi và hại ra sao. Nhưng ngày nay - và trong tương lai - các doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ để tạo ra khác biệt, bằng cách tạo ra các trải nghiệm vượt trội, củng cố nhận thức thương hiệu tích cực và tính khác biệt trên thị trường.

Ví dụ, gần đây McDonald đã mua lại doanh nghiệp Dynamic Yield, một chuyên gia công nghệ logic ra quyết định và cá nhân hóa, với mục đích sử dụng dữ liệu để tạo ra trải nghiệm được cá nhân hóa một cách chặt chẽ cho khách hàng. Bảng thực đơn tương tác đặt tại các cửa hàng cho lái xe ô tô sẽ có thể hiển thị thực phẩm dựa trên thời gian trong ngày, thời tiết, lưu lượng khách nhà hàng hiện tại và các món ăn ưa thích. Các mặt hàng bổ sung cũng sẽ được đề xuất dựa trên sự lựa chọn thực phẩm của khách hàng, tăng thêm sự tiện lợi hơn cho khách hàng³.

Trau dồi tư duy trải nghiệm thực sự sẽ là ưu tiên chiến lược lớn đối với các doanh nghiệp trong thập kỷ tới.

Các doanh nghiệp đang tập trung một cách nghiêm túc vào việc khai thác tư duy trải nghiệm để tối đa hóa các lợi ích mang lại. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp phải suy nghĩ xuyên suốt về hành trình trải nghiệm của khách hàng và sau đó áp dụng các công nghệ số để tối ưu nó. Yếu tố quan trọng thiết yếu của phương pháp này là cái mà tôi sẽ gọi là 'thiết kế lấy con người làm trung tâm'. Ngày xưa, bạn chỉ cần xắn tay lên và làm việc hết sức mình. Còn bây giờ, bạn phải tập trung hơn vào việc nâng cao trải nghiệm khách hàng cũng như quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.

4. Hệ sinh thái và đối tác giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt kỹ năng

Năm mươi chín phần trăm doanh nghiệp mà chúng tôi khảo sát tin rằng trong toàn ngành đang thiếu hụt loại kỹ năng sẽ giúp thúc đẩy các nỗ lực chuyển đổi của họ.

Đây là mối quan tâm lớn đối với các doanh nghiệp, bởi vì nhân viên phải biết cách khai thác được lợi ích của công nghệ số trước khi họ có thể giúp khách hàng làm điều tương tự. Như chúng tôi khám phá trong báo cáo hàng đầu của mình, các doanh nghiệp đang xem xét một loạt các phương thức để giải quyết vấn đề này, chẳng hạn như xây dựng các ưu đãi mới, mua lại các doanh nghiệp và giới thiệu các chương trình đào tạo mới bắt buộc.

Trong số các doanh nghiệp mà chúng tôi khảo sát,

59 %

tin rằng trong toàn ngành đang thiếu hụt các nhóm kỹ năng liên quan đến việc hỗ trợ thúc đẩy các nỗ lực chuyển đổi công nghệ số.

Để vượt qua thách thức này, có một cách khác mà nhiều doanh nghiệp đang xem xét đó là thông qua hình thức hợp tác. Bằng cách khai thác các nguồn lực kỹ năng của đối tác, các doanh nghiệp có thể đạt được lợi ích chung.

Hợp tác luôn là ưu tiên chiến lược của các doanh nghiệp, nhưng điều này đã tăng tốc đáng kể trong kỷ nguyên chuyển đổi. Trên thực tế, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 68% doanh nghiệp nói rằng hợp tác là cách duy nhất để thành công trong thị trường ngày nay. Tất nhiên, hợp tác không chỉ dừng lại ở việc thu hẹp thiếu hụt kỹ năng, và các doanh nghiệp còn phối hợp với nhau để rút ngắn thời gian đưa ra thị trường, phát huy thế mạnh của người khác và tạo ra sự khác biệt đối với khách hàng.

5. Bảo mật và quyền riêng tư đang ngày càng quan trọng

Chưa bao giờ vấn đề bảo mật CNTT lại không quan trọng đối với các doanh nghiệp, nhưng trong kỷ nguyên chuyển đổi, bảo mật CNTT thậm chí còn trở nên quan trọng hơn trước rất nhiều.

Lượng dữ liệu đang tăng lên nhanh chóng, và sự tinh vi của các tác nhân đe dọa cũng tăng lên tương đương, tất cả tạo ra một cơn bão lớn đối với các vấn đề bảo mật thông tin. Trong khi đó, quy định đang ngày càng thắt chặt, dẫn đến áp lực đang gia tăng đáng kể lên các doanh nghiệp. Thật không may, không có giải pháp đơn giản cho hầu hết các vấn đề bảo mật công nghệ số. Tốc độ tiến bộ nhanh có nghĩa là các mối đe dọa mới phát triển cũng nhanh như các công nghệ mới. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp không bao giờ kết thúc hành trình bảo mật của họ.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bảo mật thông tin là một trong những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp - nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 38% doanh nghiệp cho rằng cải thiện bảo mật thông tin và bảo vệ an toàn doanh nghiệp là ưu tiên cải thiện hàng đầu, ngang với thúc đẩy đổi mới (39%) và cải thiện trải nghiệm khách hàng (40%). Tập trung vào bảo mật thông tin là vấn đề thiết yếu đối với các doanh nghiệp nếu họ muốn tiếp tục bảo vệ doanh nghiệp của mình.

Đây không chỉ là vấn đề đầu tư vào công nghệ bảo mật, mà còn là công tác xây dựng văn hóa có ý thức bảo mật trên cơ sở các quy trình nội bộ phù hợp.

Một phương thức mà các doanh nghiệp đang thực hiện là xây dựng các thủ tục quản trị nội bộ mạnh mẽ để đối phó với các công nghệ mới nổi. Trong khi chỉ có 8% doanh nghiệp cho biết chức năng quản trị của họ đối với các công nghệ mới nổi là “được thiết lập chắc chắn và chủ động”, thì một phần ba (33%) cho biết các công nghệ mới nổi được chọn đang được “đánh giá dựa trên mô hình quản trị.”

Khi tiến gần đến thập kỷ tới, chúng ta hoàn toàn mong đợi các doanh nghiệp sẽ tăng cường các chức năng quản trị của họ đối với các công nghệ mới trong tương lai.

Chúng ta có thể kỳ vọng điều gì trong thập kỷ tới?

Thập kỷ vừa qua đã chứng kiến những bước tiến vượt bậc về công nghệ, trên cơ sở đó tái định hình lại mô hình kinh doanh và thay đổi cách chúng ta sống và làm việc.

Tốc độ thay đổi nhanh có nghĩa là, trong 10 năm tới, tốc độ này sẽ còn nhanh hơn nữa. Ngày nay doanh nghiệp nào chú ý đến các xu hướng chính sẽ đặt nền móng cho các doanh nghiệp công nghệ số trong tương lai.

Chúng tôi sẽ khai thác các chủ đề này chi tiết hơn trong các công trình nghiên cứu sắp tới, dự kiến công bố vào đầu năm 2020, tìm hiểu sáu thói quen cốt lõi của các nhà lãnh đạo chuyển đổi công nghệ số và cách chúng thúc đẩy cải thiện hiệu quả tài chính.

  • Hiển thị nguồn tài liệu tham khảo # Ngưng hiển thị nguồn tài liệu tham khảo

    1 Các doanh nghiệp kinh doanh dưới 5 năm và có doanh thu từ 50 triệu đến 1 tỷ đô la

    2 Thông cáo báo chí của Doanh nghiệp Coca-Cola: “Máy bán đồ uống yêu thích: Sprint Cherry là Thương hiệu Quốc gia đầu tiên được truyền cảm hứng bởi Coca-Cola Freestyle.” Doanh nghiệp Coca-Cola, ngày 13 tháng 2 năm 2017. Doanh nghiệp Coca-Cola, ngày 13 tháng 2 năm 2017.

    3 Thông cáo báo chí của McDonald’s: “McDonald’s mua lại doanh nghiệp Dynamic Yield, sẽ sử dụng công nghệ ra quyết định để tăng tính cá nhân hóa và cải thiện trải nghiệm khách hàng.” McDonald’s, ngày 25 tháng 3 năm 2019.      

Tóm lược

Năm 2020 sẽ là một cột mốc lớn đối với chuyển đổi công nghệ số. Trong bài viết này, chúng tôi xem xét các xu hướng công nghệ số cốt lõi, sẽ làm nền tảng cho thập kỷ đổi mới tiếp theo.

Về bài viết này

Chủ đề liên quan Tư vấn Công nghệ số
  • Facebook
  • LinkedIn
  • X (formerly Twitter)