10 phút đọc 17 thg 6 2019
Businessman giving presentation colleagues seen through glass

Tại sao bộ phận pháp lý phải được tái định hình cho kỷ nguyên công nghệ số

10 phút đọc 17 thg 6 2019
Chủ đề liên quan Luật Công nghệ số Tư vấn Thuế

Khảo sát toàn cầu của EY cho thấy các bộ phận pháp lý phải thay đổi mô hình hoạt động để tối đa hóa giá trị từ sự chuyển đổi công nghệ số.

Cuộc khảo sát hoạt động pháp lý gần đây của EY đã phỏng vấn 1.058 người hành nghề dịch vụ pháp lý cao cấp từ các doanh nghiệp trên khắp thế giới cho thấy áp lực mà các bộ phận pháp lý hiện nay đang phải gánh chịu và làm thế nào những áp lực này cuối cùng có thể thúc đẩy sự thay đổi trong các mô hình hoạt động. Trong một trong những cuộc khảo sát toàn diện nhất từng được thực hiện về bộ phận pháp lý, các câu trả lời cho thấy các bộ phận pháp lý đang phải cân bằng giữa sự gia tăng nhu cầu và việc cắt giảm chi phí, trong khi vẫn tuân thủ môi trường pháp lý đầy thách thức và thay đổi nhiều hơn bao giờ hết. Đồng thời, họ đang vật lộn để khai thác những tiến bộ công nghệ và đang gặp khó khăn trong việc thu hút và sử dụng các nguồn nhân tài.

Do đó, nhiều bộ phận pháp lý thừa nhận rằng mô hình hoạt động của họ có thể phải thay đổi - bao gồm cả việc xem xét sử dụng ngày càng nhiều các nhà cung cấp bên ngoài - để đáp ứng những thách thức này.

Hiển thị văn bản

  • Tải xuống: Báo cáo tái định hình bộ phận pháp lý năm 2019 (bản tiếng Anh)

  • Phương pháp khảo sát của chúng tôi

    Khảo sát của chúng tôi, được tổ chức Tư duy Lãnh đạo Nhà đầu tư Tổ chức Euromoney thực hiện      vào cuối năm 2018, bao gồm các bộ phận pháp lý trong các doanh nghiệp lớn chủ yếu ở một số      lĩnh vực bao gồm hàng tiêu dùng và các ngành hàng công nghiệp đa dạng, cũng như trong mảng nhà nước và khu vực công.

    Năm xu hướng chính đã xuất hiện từ những dữ liệu trả lời trong cuộc khảo sát.

Năm xu hướng chính đã xuất hiện từ những câu trả lời trong cuộc khảo sát.

1. Áp lực chi phí đang thúc đẩy sự thay đổi

Các câu trả lời trong cuộc khảo sát cho thấy rõ ràng là các bộ phận pháp lý đang phải làm nhiều việc hơn với kinh phí ít hơn.

Thật vậy, các câu trả lời chỉ ra rằng 82% doanh nghiệp có kế hoạch giảm chi phí pháp lý trong 24 tháng tới.

Giảm chi phí

15%

là mức giảm chi phí trung bình được các bộ phận pháp lý có số lượng nhân viên hơn 1.000 người lên kế hoạch.

Để đáp ứng cả nhu cầu tăng và giảm chi phí, các doanh nghiệp có khả năng tăng cường tập trung vào việc đánh giá lại các mô hình hoạt động, có thể bao gồm việc sử dụng các nhà cung cấp bên ngoài nhiều hơn

Khảo sát của chúng tôi chỉ ra rằng các bộ phận pháp lý đang đạt đến ngưỡng quan trọng. Chúng tôi đề nghị luật sư trưởng tìm kiếm các ý tưởng từ các nguồn rộng hơn để giúp định hình lại chức năng này, vì việc dựa vào các đội ngũ gọn nhẹ hơn để tiếp tục hoạt động với hiệu suất ở mức trên trung bình là không bền vững.

2. Nhu cầu khai thác công nghệ

Mặc dù đa số có thể chấp nhận rằng mức độ sẵn sàng về công nghệ số và sử dụng công nghệ tiên tiến trong mọi doanh nghiệp là điều cần thiết đối với hiệu quả hoạt động, các câu trả lời cho khảo sát của chúng tôi cho thấy chức năng pháp lý có nguy cơ bị tụt hậu so với các chức năng khác, như nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và tài chính, và những lợi ích mà các chức năng này đã biến thành hiện thực khi tiến lên hiện đại hóa.

Thật vậy, gần hai phần ba (64%) số người được hỏi tin rằng các chức năng khác trong tổ chức, như tài chính, đã được hưởng lợi nhiều hơn từ sự đổi mới, thông qua việc áp dụng công nghệ mới nhất hoặc tài trợ đổi mới cao hơn.

Rào cản đổi mới

28%

trong số những người được hỏi trích dẫn “thiếu kỹ năng quản lý/thiếu sự quan tâm” là một rào cản để thực hiện đổi mới.

Các nhà lãnh đạo bộ phận pháp lý phải đưa sự thay đổi vào chương trình hành động của mình.

Các câu trả lời cũng chỉ ra thực tế rằng bản thân ban lãnh đạo có thể thiếu các kỹ năng cần thiết để thúc đẩy sự đổi mới - ví dụ, kiến ​​thức công nghệ hoặc khả năng quản lý sự thay đổi. Tương tự như vậy, việc thiếu “sự quan tâm” có thể cho thấy những người ra quyết định đang có các ưu tiên mâu thuẫn với nhau.

Việc không tận dụng được lợi thế của công nghệ đổi mới có thể khiến bộ phận pháp lý trở thành một mắt xích yếu trong chuỗi hoạt động. Những doanh nghiệp thay đổi mô hình hoạt động để khai thác những tiến bộ công nghệ cũng có thể thấy rõ hiệu quả hoạt động cũng như giảm chi phí. Các tổ chức hiệu quả hơn sẽ được đặt vào vị thế tốt nhất để tận dụng lợi thế cạnh tranh, cho dù đó là tốc độ ra thị trường với các dịch vụ mới hay thích ứng nhanh hơn với quy định mới. Khi các doanh nghiệp trở nên mạnh hơn và nhanh hơn trong kỷ nguyên công nghệ số, họ càng cần bộ phận pháp lý của mình bắt kịp tốc độ.

Mặc dù các biện pháp cắt giảm chi phí đơn giản, ngắn hạn như giảm số lượng nhân viên hoặc áp dụng công nghệ dường như là những ý tưởng phổ biến, kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy trừ khi doanh nghiệp khai phá quy trình và luồng công việc, một lúc nào đó trong tương lai doanh nghiệp cuối cùng sẽ gặp phải những vấn đề tương tự trong bộ phận pháp lý của mình.

3. Niềm tin vào môi trường pháp lý

Bối cảnh lập pháp đã đặt ra những thách thức đáng kể trong những năm gần đây và tốc độ thay đổi các quy định pháp luật vẫn không có dấu hiệu chậm lại.

Mặc dù có một số bất ổn nhất định, các bộ phận pháp lý cho biết phần lớn họ tự tin về việc có kế hoạch sẵn sàng tuân thủ các thách thức pháp lý trong tương lai, bao gồm các quy chế chuyển nhượng tài sản và quyền riêng tư mới, yêu cầu dữ liệu của bên thứ ba và các sự kiện pháp lý, như cải cách thuế của Mỹ và BEPS.

Niềm tin về sự sẵn sàng đang ở mức độ thấp nhất đối với kế hoạch Brexit - điều được cho là không có gì đáng ngạc nhiên vì tại thời điểm khảo sát được thực hiện, đây là lĩnh vực thiếu sự chắc chắn lớn nhất.

Mặc dù có niềm tin chung về một loạt các vấn đề pháp lý, các doanh nghiệp phải tiếp tục đảm bảo họ có nhân lực và năng lực công nghệ phù hợp để theo dõi, đánh giá và ứng phó hiệu quả với sự thay đổi luật pháp quan trọng trên toàn thế giới.

Áp lực chi phí và những thiếu sót về công nghệ như đã được đề cập cũng có thể làm cho điều này trở  nên khó khăn hơn dự đoán

4. Thách thức trong việc thu hút và bố trí sử dụng nhân tài

Mặc dù tận dụng tối đa nhân lực có sẵn trong mọi bộ phận là chìa khóa để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, khảo sát của chúng tôi chỉ ra những thách thức ngày càng tăng mà bộ phận pháp lý phải đối mặt.

Không chỉ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự phù hợp, họ còn đang vật lộn với việc bố trí sử dụng họ một cách hiệu quả nhất có thể.

Thời gian dành cho các công việc có giá trị thấp

27%

trong tổng số giờ được dành để thực hiện tuân thủ theo thủ tục và các công việc có giá trị thấp trong toàn bộ bộ phận pháp lý.

Hai phát hiện này chỉ ra rằng môi trường cung cấp nguồn lực chính là một vấn đề cấp bách mà các doanh nghiệp cần giải quyết. Mặc dù giải pháp có thể là cải thiện các chương trình đào tạo và kỹ năng nội bộ, những điều này có xu hướng là giải pháp trung hạn đến dài hạn. Như vậy, có khả năng các bộ phận pháp lý có thể tìm cách sử dụng các nhà cung cấp bên ngoài, đặc biệt đối với các công việc có tính thủ tục. Các bộ phận pháp lý cần bảo đảm rằng suy nghĩ của họ phù hợp với cả doanh nghiệp về những điểm này, và họ đã học được những bài học về tự động hóa một cách thông minh mà lực lượng lao động lớn đã áp dụng.

5. Đánh giá lại các mô hình hoạt động

Xem xét bối cảnh mà các bộ phận pháp lý hiện đang hoạt động, có thể hiểu rằng nhiều chức năng đang liên tục đánh giá mô hình hoạt động của họ. Điều này đặc biệt đúng trong các lĩnh vực thuê ngoài và mua sắm.

Khảo sát của chúng tôi cho thấy một mặt trung bình 33% doanh nghiệp đã thuê ngoài một loạt các quy trình chức năng pháp lý, chẳng hạn như quản lý pháp lý doanh nghiệp và tuân thủ, một số lượng doanh nghiệp lớn hơn sẽ xem xét làm như vậy.

Quy trình thuê ngoài

41%

các doanh nghiệp sẽ xem xét thuê ngoài các hoạt động bộ phậ pháp lý thường lệ.

Các đội thu mua thành công ưu tiên giá trị bên cạnh việc thúc đẩy giá cả thấp hơn

Các mô hình thu mua cũng đang thay đổi, trong đó các nhà cung cấp dịch vụ pháp lý thay thế (ALSP) và các bên thực hiện thuê ngoài quy trình pháp lý đang ngày càng được cân nhắc sử dụng.

Trong khi điều này đúng với các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, nó đặc biệt đúng đối với các bộ phận pháp lý nhỏ hơn, với 60% bộ phận pháp lý có số lượng nhân viên dưới 1.000 người đang cân nhắc sử dụng ALSP và các bên thực hiện thuê ngoài quy trình pháp lý.

Tóm lược

Các bộ phận pháp lý đang phải đối mặt với áp lực từ mọi phía, và những áp lực đó kết hợp với nhau tạo ra một môi trường đang thúc đẩy sự thay đổi trong kỷ nguyên công nghệ số.

Về bài viết này

Chủ đề liên quan Luật Công nghệ số Tư vấn Thuế
  • Facebook
  • LinkedIn
  • X (formerly Twitter)